Hiện nay, bể phốt là một hệ thống không thể thiếu khi xây dựng các công trình nhà ở, chung cư, khu công nghiệp,…. Trong đó, bể phốt Composite ngày càng được ưa chuộng nhờ vào những ưu điểm vượt trội về độ bền, khả năng chống ăn mòn và dễ dàng lắp đặt.
Vậy bể phốt Composite là gì? Cùng tìm hiểu về cấu tạo, công dụng, cũng như ưu nhược điểm của loại bể này để hiểu rõ hơn về lý do tại sao nó lại được lựa chọn nhiều trong các công trình hiện đại.
Bể phốt Composite là gì?
Bể phốt Composite là loại bể được làm từ nhựa composite và nhựa nguyên sinh, có tình bề cao và được sử dụng nhiều ở các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu,…
Do làm từ nhựa và có thiết kế cực kỳ khoa học, nên loại bể này có 3 tính năng ưu việt như sau:
- Hiệu quả xử lý cao hơn 2-3 lần so với bể tự hoại truyền thống do áp dụng phương pháp xử lý kỵ khí.
- Là loại bể có kết cấu sợi dẻo dai, có khả năng chịu lực tốt và rất ít bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc axit nồng độ cao. Đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
- Bể phốt Composite được sản xuất theo thiết kế chuẩn mực, có kết hợp ống nối xả thải. Điều này sẽ giúp cho quá trình hút bể phốt trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Phân loại bể phốt Composite
Hiện nay, người ta sẽ phân loại bể phốt Composite theo 2 cách sau đây:
Phân loại theo hình dáng
Bể phốt Composite có 2 loại hình dáng là:
- Dạng cầu: Thường được đặt âm đất hoặc đặt vào nền móng vì có hình dáng phù hợp, cho vào khá dễ dàng. Loại bể phốt Composite dạng cầu này thường được thiết kế 2 ngăn hoặc 3 ngăn.
- Dạng dài: Loại bể này có thiết kế gần giống bể phốt truyền thống nên hiệu quả cũng khá cao và thường được thiết kế gồm 3 ngăn nhựa.
Phân loại theo dung tích
Để đáp ứng nhu cầu của người dung, bể phốt Composite hiện nay là khá đa dạng về thể tích. Thông thường, bể Composite sẽ có các loại dung tích phổ biến sau: 500l, 1000l, 1500l, 2000l, 2500l, 3000l,…
Tuy nhiên, những loại bể phốt 2000l trở xuống sẽ được sử dụng nhiều hơn trong các công trình dân dụng. Các loại bể có dung tích lớn hơn sẽ được ưu tiên dùng trong các công trình có lưu lượng xả thải lớn.
Ưu và nhược điểm của bể Composite so với các loại bể phốt truyền thống
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân không biết nên lắp đặt bể phốt tự hoại Composite hay bể phốt truyền thống thì hãy Cùng Urenco tìm hiểu ngay các ưu nhược điểm của bể Composite so với bể tự hoại truyền thống nhé.
Ưu điểm của bể phốt tự hoại Composite
So với các loại bể phốt truyền thống, bể Composite có những ưu điểm sau đây:
- Vận chuyển và lắp đặt dễ dàng: bởi chất liệu nhựa composite có khối lượng nhẹ nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và thi công lắp đặt.
- Có độ bền cao: Bể phốt composite có tuổi thọ lâu dài bởi chất liệu nhựa cao cấp, dẻo dai nên khả năng chịu lực tốt, chống va đập hay điều kiện khắc nghiệt của thời tiết rất tốt. Bể cũng chống chọi được môi trường hóa chất nên trung bình ước tính mỗi sản phẩm bể phốt composite có tuổi thọ hơn 50 năm
- Đa dạng kích thước và chủng loại nên đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Giúp tiết kiệm thời gian thi công xây dựng: Sản phẩm đã được hoàn thiện trước khi lắp đặt nên bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để tiến hành thiết kế, thi công và lắp đặt như các loại bể truyền thống.
- Độ chính xác cao, đồng nhất về chất lượng: Bởi bể phốt composite được sản xuất theo dây chuyền sản xuất hiện đại nên có kích thước đạt tiêu chuẩn và chất lượng đồng đều. Bên cạnh đó, các loại bể Composite được thiết kế theo kích thước chuẩn sẽ giúp hạn chế được các nhược điểm lỗi kỹ thuật khi xây dựng bể phốt truyền thống.
- Sản phẩm thân thiện với môi trường: Bể phốt composite có hiệu quả xử lý chất thải cao gấp 2-3 lần so với bể phốt truyền thống nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng loại bể này và không lo gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Nhược điểm của bể phốt tự hoại Composite
Bên cạnh những ưu điểm trên thì bể phốt Composite vẫn còn một số nhược điểm mà bạn cần xem xét. Cụ thể như sau:
- Bể cần có vị trí lắp đặt với kích thước phù hợp: Khi lắp đặt bể tự hoại Composite cần có không gian phù hợp, do bể Composite được sản xuất theo quy cách chuẩn.
- Loại bể này có kích thước cố định, không thể nới rộng hay thu hẹp nên bạn sẽ phải thay bể mới trong trường hợp khối lượng chất thải tăng lên.
- Bể có giá thành cao hơn những loại bể bê tông truyền thống.
Có thể nói bể phốt Composite là một giải pháp hiện đại và hiệu quả trong việc xử lý nước thải hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy vẫn tồn tại một số nhược điểm như giá thành cao hơn so với các loại bể truyền thống, nhưng lợi ích lâu dài mà bể Composite mang lại vẫn khiến nó trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho nhiều công trình.
Bài viết liên quan: