Hiệu ứng nhà kính được biết đến là vấn đề cấp thiết trên toàn cầu hiện nay khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự nguy hại về sự sống của con người cũng như sinh vật, động vật. Ngoài việc tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính là gì, cần phải nắm bắt thêm nguyên nhân, cách khắc phục để giảm thiểu tối đa những tác hại mà nó gây ra.
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Trong nhiều năm trở lại đây, cụm từ “hiệu ứng nhà kính” có lẽ được nhắc đến rất nhiều trên báo đài, truyền thông và không còn quá xa lạ với chúng ta. Hiệu ứng nhà kính còn có tên tiếng Anh là Greenhouse Effect. Đây là cách để chỉ một hiện tượng không khí trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của mặt trời, xuyên qua tầng khí quyển sau đó chiếu thẳng xuống mặt đất.
Trái đất sau khi hấp thụ bức xạ sẽ nóng lên, bức xạ lại sóng dài vào khí quyển và làm cho lượng CO2 được hấp thu và khiến không khí nóng lên.
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính
Khí CO2 – khí nhà kính
Về nguyên nhân, khí CO2 là tác nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính. Cụ thể, CO2 trong khí quyển được ví như tấm kính dày, bao phủ trái đất và biến hành tinh như một nhà kính lớn. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của khí quyển vì nếu không có lớp khí quyển, Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình -23 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của Trái đất là 15 độ C. Như vậy, hiệu ứng nhà kính đã làm trái đất nóng lên tận 30 độ C.
Nguyên nhân khiến lượng khí CO2 ngày càng tăng đó là hoạt động sinh hoạt, khai thác rừng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
Khí CFC – khí cloro fluoro carbon
Đây là khí chiếm 20% cơ cấu các khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Khí CFC là những hóa chất do con người sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, sau đó từ từ xâm nhập vào bầu khí quyển. Khí CFC đang có chiều hướng tăng cao và gây ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu.
Khí metan – CH4
Là khí chiếm 13% cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân khiến khí metan ngày càng xâm nhập vào khí quyển nhiều phải kể đến đó là các hoạt động sử dụng, đốt nhiên liệu hóa thạch; sự phân hủy các chất hữu cơ; phân giải kỵ khí ở đất ngập nước…
Tầng ozon
Khí ozon hay còn có cấu tạo hóa học là O3. Loại khí này chiếm 8% trong cơ cấu các khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, tầng ozon đã suy giảm 5% và con số này vẫn tiếp tục tăng. Khi tầng ozon bị phá hủy sẽ dẫn đến hàm lượng mưa axit tạo thành khói quang hóa, gây nên hiệu ứng nhà kính.
Khí N2O – oxit nito
Chiếm 5% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân khiến cho khí N2O tăng cao đó là từ khí thải phương tiện giao thông, sản xuất công nông nghiệp…
Hậu quả hiệu ứng nhà kính gây ra
Hiệu ứng nhà kính đã gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với trái đất và sự sống của con người, sinh vật. Cụ thể:
- Ảnh hưởng đến sinh vật: Thay đổi khí hậu khiến các loài sinh vật phải thích nghi và có thể biến mất, nguy cơ tuyệt chủng cao
- Ảnh hưởng đến sự sống con người: Sức khỏe con người ngày càng bị đe dọa do các tác động của hiệu ứng nhà kính. Hệ miễn dịch suy yếu, gia tăng bệnh tật là những hậu quả dễ nhìn thấy nhất.
- Xuất hiện hiện tượng băng tan: Khi trái đất nóng lên, hiện tượng băng tuyết ở Bắc Cực và Nam cực có hiện tượng tan nhanh.
- Ảnh hưởng nguồn nước: Chất lượng nguồn nước trên trái đất không đảm bảo, thiếu nước sạch để sinh hoạt và sản xuất
Cách khắc phục hiệu ứng nhà kính
- Trồng nhiều cây xanh
- Tiết kiệm điện, nguồn năng lượng
- Tối ưu hóa phương tiện di chuyển
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch
- Tuyên truyền và bảo vệ môi trường
Mặc dù có nhiều biện pháp để giảm thiểu và khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhưng có lẽ mấu chốt vấn đề vẫn là ở ý thức của mỗi người trên trái đất này. Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp, bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Cùng với đó là tuyên truyền rộng rãi hơn về những hậu quả nguy hại mà hiệu ứng nhà kính gây ra.
Trước hết, hãy đảm bảo giữ vệ sinh môi trường sống của gia đình thật tốt bằng cách hút bể phốt định kỳ. Việc này sẽ giúp đảm bảo nguồn nước sạch để sử dụng, ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước.
Một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị đó là Urenco. Các dịch vụ Urenco cung cấp đã và đang góp phần bảo vệ môi trường sống, đem lại cho các gia đình, công ty, doanh nghiệp giải pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất.
Những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm hiệu ứng nhà kính là gì cũng như nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất. Cùng chia sẻ rộng rãi hơn để con người chung tay bảo vệ trái đất – môi trường sống nhé!
Bài viết liên quan: